This website uses Unicode. If you can't read Vietnamese click here
|
|
Phong Tục Tập Quán Việt NamDân Việt Nam ta có bài ca dao tả đời sống trong một năm từ đầu đến cuối, rất đầy đủ. Tháng
giêng ăn tết ở nhà, Lược khảo về các TẾT VNDÂN TỘC VN THƯỜNG ĂN NHỮNG TẾT NÀO ?
Trong một năm 365 ngày,dân
ta có tới 7 cái Tết, cách nhau chừng 2 tháng: 1- Tết Hàn Thục, ngày 3 tháng
3 hay Tết Banh Chôi, Bánh Chay. 2- Tết Ðoan Ngọ, ngày 5 tháng
5, Tết giết sâu bọ. 3- Tết Trung Nguyên, nhằm
ngày rằm tháng 7, ngày xá tội vong nhân. 4- Tết Trung Thu ngày rằm
tháng 8, hay Tết trẽ con. 5- Tết Trùng Thập, ngày 10
tháng 10, còn gọi Tết Gạo mới, chim ngói. 6- Tết Ông Táo, 23 tháng
Chạp, ngày Táo quân chầu Trời, tường trình Thượng Ðế mọi
việc dưới trần. 7- Tết Nguyên Ðán, ngày mùng 1 tháng Giêng, Tết cánh. Ngoài ra còn có những Tết liên quan đến việc cày cấy đồng án như Tết Thượng Ðiền, Hạ Ðiền, hoặc có tính cách Tôn Giáo như Tết Thanh Minh tảo mộ, hoặc khuyến khích việc văn học như Tết Trùng Cửu. Nếu ăn Tết là một tập tục, thì mỗi cái Tết đều có những phong tục riêng của nó, tùy theo địa phương, mỗi nơi một khác. Bởi thế, tiền nhân ta đã đặt ra các Tết, để dân chúng có dịp nghĩ ngơi, cổ bàn ăn uống, chơi bời thỏa thích một đôi ngày cho bỏ những tháng ngày làm việc mệt nhọc, khổ cực. 1- TẾT HÀN THỤC (Ngày 3 tháng 3)(Ngày giỗ Giới-tử-Thôi) Sách Ðông Châu Liệt Quốc chép sự tích như sau: Dưới đời Xuân Thu, năm 654 truớc kỹ nguyên. Công tử Trùng Nhỉ nước Tần bị dân phế bỏ và đuổi ra khỏi nước. Giữa đuờng đói khổ không ai thèm giúp đỡ. Giới-tử-Thôi đi theo thấy vậy, lấy dao cắt thịt đùi mình nướng cho Trùng-Nhỉ ăn cho qua bữa. Sau Trùng-Nhỉ khôi phục đuợc đất nước, lên làm vua hiệu là Tần-văn-Công, nhưng đã quên không nhớ tới ơn cũa Thôi. Thôi giận cỗng mẹ vào ẩn trú trong núi Miên-thượng. Có người nhắc lại Vua. Vua cho ngườì lên Miên-thượng mời Thôi ra. Thôi nhất định lánh mặt. Văn-Công truyền lệnh đốt rừng cốt để dọa cho Thôi ra, nhưng Thôi không chịu ra, ở trong rừng chịu chết thiêu. Hôm đó nhằm ngày 3 tháng 3. Vua thương tiếc, truyền cho dân chúng nhớ ngày đó, cấm lửa, ăn nguội để nhớ lại người xưa. Dân chúng làm hai thứ bánh, bánh chay và bánh chôi để ăn vào ngày giỗ. Ðó là Lễ Hàn-Thực. 2- TẾT ÐOAN NGỌ (Nhằm ngày mùng 5 tháng 5)Còn được gọi là Ðoan Dương, Ðoan Ngu hay là Trùng Ngu. Theo Sử của Tàu chép rằng: Sở Vương đời Ðông-Chu muốn sang Tấn. Khuất Nguyên biết trước, nếu Vua đi thì sẽ bị đại họa. Do đó Ông đứng ra can. Vua không nghe lời. Khuất-Nguyên tức mình làm sách Ly-Tao để lại hậu thế rồi trầm mình xuống sông Mịch-la tự tử, nhằm ngày mùng 5 tháng 5. Vua Sở hối hận, sai làm lể tề Khuất-Nguyên bên bờ sông, thả xuống nước một mâm cổ gọi là lộc Vua ban cho vị trung thần xấu số. Khuất Nguyên không hưởng được đó vì loài thủy tộc ăn hết nên về báo mộng cho Vua biết. Sở Vương liền truyền lệnh làm một thứ bánh ‘ré’ gói lá chuối, hình khối tháp, buộc dây xanh để cúng, khi bỏ xuốn sông loài thủy tộc không dám ăn. Dân Việt ta cũng ăn Tết Ðoan-Ngọ và tin rằng ngày Trùng Ngu, Trùng Dương cây cỏ hút đuợc khí âm dương điều hòa, nên có đặc tính trừ bách bệnh. Họ dùng gạo nếp ủ men thành rượu, ăn với trái cây để giết vi trùng, tục gọi là giết sâu bọ. Ðàn bà trẽ con, lấy chỉ ngủ sắc tết bùa đeo vào cổ tay để trừ tà. Họ vào rừng hái lá tươi về phơi khô dùng pha nước uống, trừ mọi thứ bệnh. Dân chúng đi lên rừng từng đoàn, mang theo lưu hoàng, giết rắn, vì vậy ngày đó loàì rắn bảo nhau trốn hết, nên có câu “ len-lét như rắn mùng năm “là thế. 3- TẾT TRUNG NGUYÊN (Ngày Rằm tháng 7)Ngày tết nầy có tánh cách luân lý, thể hiện lòng nhân từ, hiếu thảo, bác ái và được bảo tồn cho đến ngày nay. Tết nầy còn gọi là ngày ‘xá tội vong nhân’ tha hết tội cho những người đã chết, để về dương trần thăm con cháu. Mọi gia đình cũng đều làm Tết cúng ông bà cha mẹ đã mất và cúng các cô hồn. Tết nầy lập nên do sự tích “Mục Liên cứu mẹ”. Sách Phật chép như sau: Mục Liên tên tục là La Bộc, mở tiệm buôn bán ở tỉnh Khiêm Liên, làm ăn rất là phát đạt. Cha mất sớm, chàng không lập gia đình, phần lớn tiền kiếm đuợc đều gởi về nuôi mẹ già là Thanh Ðề. Bà rất hoang phí. La Bộc hay tin rất đau buồn và bệnh thổ huyết. Bà mẹ săn sóc cho chàng, sau cùng kiệt sức chết. Chàng xây nhà bên mộ mẹ và cư tang ba năm, sau đó xuống tóc quy y cửa Phật, trông nom chùa La Bi, sau đuợc thụ phong “Ðại Mục Kiền Liên”. Nhớ thương mẹ. Lục Liên xin Phật Tổ đuợc phép xuống cỏi âm tìm mẹ. Gặp mẹ bị giam cầm, tra tấn vô cùng đau đớn vì tội trạng xưa ở dương trần. Chàng chạy khắp mọi cửa để xin tha tội cho me. Cãm động lòng hiếu thảo của Mục Liên. Phật thuận lời thỉnh cầu của chàng và phán “Con trở về Vương Xí, con sẽ gặp người sanh thành ra con”. Trở về trần thế, Muc Liên thấy một con chó chạy theo quấn quít bên chàng, thì ra mẹ chàng đã thác sinh làm kiếp chó. Nhờ có phép mầu. Mục Liên đã làm phép cho mẹ được thoát xác nhập vào người. Từ đó bà hối cải, tu tâm, rồi đến đêm Rằm tháng 7, cả hai mẹ con đều thành Phật. Từ đó các phạm nhân dưới âm phủ đều đuợc xá tội nhân ngày Tết Trung Nguyên. 4- TẾT TRUNG THU (Rằm tháng 8)Theo truyền thuyết, La-công-Viễn là một vị tiên, đã dùng phép đưa Vua Ðường-minh-Hoàng lên cung trăng chơi. Một bầy tiên trên cung-quảng múa Khúc-Nghê-Thường đón tiếp nhà Vua trong khung cảnh huy hoàng và lộng lẫy. Minh-Hoàng muốn làm sống lại cảnh đó ở dưới trần, bèn ra lệnh cho dân ăn Tết Trung Thu. Ðêm Trung Thu, mọi nhà đều treo đèn kết hoa, rước rồng, múa lân, trẽ con rước đèn, thanh niên nam nữ hát ví thâu đêm. Câu hát ”Giung giăng, giung giẽ, dắt trẻ đi chơi.. ” ngày nay trẻ con vẫn còn hát trong đêm Trung Thu rước đèn. Nói chung, Tết Trung-Thu chỉ là dịp để người lớn mua bánh dẻo, bánh nướng biếu sén lẫn nhau, còn trẽ con thì vui đón trăng bằng cách rước đèn, đánh trống múa lân và ca hát.. ”Tết Trung-Thu đốt đèn đi chơi... Em... ”. 5- TẾT TRÙNG - THẬP (Song Thập mùng 10 tháng 10)Dân Việt thường gọi ngày Tết nầy là: ”gạo mới chim ngói” để tỏ lòng biết ơn tổ tiên cha mẹ với gạo mới và cung để khao thưởng tá điền. Phong tục nầy để tri ân những ngườì làm ơn, hoặc học trò biết ơn thầy, con bệnh thì biết ơn thầy lang đã cho thuốc, hoặc cúng bái để đuợc khỏi bệnh. Tất cả lễ vật đều là gạo mới và chim ngói. Ngườì ta cũng không biết chim ngói có đời sống ra sao cũng như từ đâu đến. Chim ngói chỉ đến từng đàn có khoãng 5 tới 6 trăm con, thường xuất hiện mỗi khi mùa lúa chín tháng 10 sắp đến. Do đó dân chúng đặt ra lễ biếu chim là để dân chúng tranh nhau bắt chim làm hại mùa màng và gíúp nhà nông tránh khỏi chim ăn phá lúa. 6- TẾT ÔNG TÁO (23 tháng chạp)Ngày xưa ở Việt Nam sự tích về Táo quân đuợc thuật lại như sau: Chồng tên Trọng Cao, vợ là Thị Nhi sống chung với nhau gần 10 năm, nhưng không lần nào sinh đẻ. Do đó, đôi lúc cơm không lành, canh chẳng ngọt. Cuộc sống muộn màng không con nối dõi, nên vợ chồng thường hay xích mích và cãi cọ hằng ngày. Rồi một hôm, vì quá nóng giận chàng đã đánh vợ và xem như kẽ thù. Quá đau khổ, vợ bỏ nhà ra đi. Trên đuờng đi, vì quá mõi mệt, nàng dừng chân bên vệ đuờng tạm nghĩ. Phạm Lang, người trai trẽ chưa vợ đi ngang qua, chàng nhận thấy thiếu phụ mặt mày ủ rủ, mắt ngấn lệ, song nhan sắc thì không kém vẻ ưa nhìn. Chàng bèn dừng chân hỏi chuyện và sau đó hai nguờì trở thành vợ chồng cùng xây tổ ấm ở thị trấn xa. Nhắc lại Trọng Cao, trở về từ ruộng đồng, không thấy vợ, liền bỏ đi tìm, nhưng không gặp. Chàng đành quay về nhà và sống cuộc đời cô độc. Thời gian trôi qua đã hơn hai mùa thu, vì quá hối hận và vì thương nhớ vợ nên chàng bán hết gia sãn quyết tâm đi tìm vợ mong nối lại tình xưa. Trên đường đi tìm vợ một hôm chàng lê bước đến trước cữa nhà Phạm Lang, và bất ngờ gặp lại Thị Nhi, ngườì vợ mà bao năm chàng nhớ mong. Lúc lâu, nàng mời chàng vào nhà thết đãi cơm nước. Phân vân chưa biết xữ trí ra sao, nhìn bóng nắng ngoài sân, nàng biết chồng sắp trở về, nàng hốt hoãng đưa chàng ra vườn sau tạm ẩn trong đóng rơm. Trong lúc lo dọn bữa cơm cho chồng, thì Phạm Lang nhớ đến việc làm tro để ngày mai đem bón ruộng cần, liền đem lữa đốt rơm. Trời hanh gặp gió lớn, lữa cháy mạnh. Thị Nhi hốt hoảng chạy ra thì chồng xưa đã ra ngườì thiên cổ. Quá đau đớn, nàng nhảy vào lữa chết theo. Phạm Lang muốn cứu vợ cũng chết theo. Thế là trong chốc lát, ba mạng người đã vì duyên hay vì nợ mà cùng nhau sang bên kia thế giới. Thượng Ðế cãm thông mối tình đó nên phong cho họ là Táo Quân coi sóc mọi việc trong nhà, để mỗi năm ngày 23 tháng chạp phú trình những việc xãy ra trong mỗi nhà. Dân chúng thường cúng tiển bằng mũ áo, hia, có nhà cúng bằng cá chép làm ngựa cho Táo về Trời. Táo còn gọi là Vua Bếp. 7- TẾT NGUYÊN ÐÁN (Đầu năm âm lịch)Nguyên-Ðán là cái Tết quan trọng nhất trong năm. Mọi người đều sữa soạn cho tết từ 15 đến 20 ngày trước. Chúng ta nhớ lại những dòng người xuôi ngược trên phố hoa Nguyễn Huệ, Lê-Lợi hoặc vòng quanh chợ Bến Thành Saigon mới rỏ tầm quan trọng của Tết Nguyên-Ðán đối với dân chúng Việt-nam. Dù nghèo hay giàu, thành thị hay thôn quê, mọi người mọi nơi đều lo sắm mọi vật, để có một mâm cơm thịnh-soạn cúng gia-tiên trong ba ngày tết. Mọi người đều phải ăn mặc tươm-tất, đẹp gọn. Cảnh vật đều nhuộm mầu vui tươi, tốt đẹp. Mọi người nô nức, tưng bừng đón Xuân. Dân ta ăn Tết 3 ngày, có nơi kéo dài đến 7 ngày hoặc 15 ngày đến ngày Rằm Tháng-giêng Lễ Thượng-nguyên, đây là ngày lễ cúng tổ sư, các ông tổ của moị nghề nghiệp, hoặc đi lể chùa cúng Phật “Lễ Phật quanh năm không bằng ngày rằm tháng giêng “. Ngày Tết Nguyên-Ðán không chỉ để nghĩ ngơi, vui chơi mà còn biễu hiện tinh thần gia tộc, con cháu tỏ lòng nhớ ơn tiên tổ, ông bà, cha mẹ và những người thân đã mất, thể hiện qua bàn thờ được trang hoàng lộng lẩy trong 3 ngày Tết. Con cái dù ở xa hay gần ngày Tết cũng về đoàn tụ gia đình, viếng thăm phần mộ và cúng bái gia tiên. Tết Nguyên-đán có tính cách linh thiên do đó dân tộc ta vẫn luôn luôn bảo-tồn. NHỮNG ÐIỀU MÊ TÍN và KIÊNG KỊ TRONG NGÀY TẾT12 giờ đêm 30 (có năm 29) là lễ giao-thừa, xong là bắt đầu sang năm mới. Trờì đêm hoang vắng, trầm lặng, còn cảnh vật thì yên tĩnh, chó không sủa vang, chim không có tiếng hót vang, nhìn lên bầu trờì trong xanh. Tất cả những hình ảnh trên là báo hiệu cho một năm an lành. Sáng mồng một, cữa nhà vẩn còn đóng kín, con cháu chuẩn bị sữa soạn làm lể cúng bái. Xong là chúc mừng tuổi cha mẹ, anh em chúc tuổi lẩn nhau và tất cả trao nhau phong bao tiền, gọi là tiền mừng tuổi (còn gọi là Lì-Xì). Mọi cử chỉ đều phải thận trọng, lời ăn tiếng nói phải giữ gìn, không đuợc nói tục, chửi thề, phải luôn vui vẻ và lịch-sự như vậy sẽ tránh bị “xui” cã năm. Cho đến ngày nay, người ta vẫn còn triệt để tuân theo những điều kiêng-kị sau: Không mở rương, mở tủ, không quét nhà, vì tin rằng như vậy tiền thu vào sẽ không giữ đuợc lâu. Không mặc áo quần màu trắng, vì đó là màu tang. Vôi têm trầu cũng phải pha màu hồng, vì màư hồng là biểu hiện của niềm vui, đầm thắm. Hủ đựng gạo, lu nước đều phải đổ cho đầy đủ để dùng nhiều ngày tượng trưng cho sự sung-túc, đầy đũ quanh năm. Ðiều quan trọng cần nhắc đến là “xông đất”. Mọi ngườì đều mong moi ngườì đến đầu tiên thăm nhà phải là người hiền lành, phúc hậu, vui-vẽ, rộng-rãi sẽ mang đến tài lộc cho gia đình mình. Sau đó thì họ mới mở cửa đi ra đuờng chúc Tết bà con. Nhưng vẫn phải đi theo huớng”xuất hành” theo giờ hạp với tuổi của gia chủ. Tết Nguyên-Ðán ta có: Thịt mỡ dưa hành, câu-đối đỏ, cây nêu, pháo nổ, bánh chưng xanh. Phong Tục Lạ Trong Ngày Tết
Sự Tích Cây Nêu
Cây Nêu: Thật là
tầm thường giản dị, nhưng đó là tinh thần đặc biệt của ngày
mà người dân quê Việt rất tin tưởng. Họ tin rằng cây nêu có
phép linh trấn áp mọi tà ma, quỉ quái, xua đuổi chúng ra khỏi vùng
đất mà họ ở, và củng chỉ dẩn cho vong hồn tổ tiên, trở
về với họ, đem đến mọi tốt lành, cho đời sống thanh bình,
hạnh phúc trong năm tới. Rồi cứ mỗi năm qua, mỗi lần Tết đến
họ có được niềm hy vọng cho tương lai và để quên đi quá
khứ. Ngày 29 tháng Chạp,
người dân quê Việt, mỗi nhà đều ra vườn chọn một cây tre
thật cao, thẳng và đẹp, chặt từ gốc, phát hết các mấu, trên
ngọn thì chừa lơ thơ vài chùm lá tre nhỏ, cong vuốt như cần câu
lớn. Ngay trên ngọn, buộc một cái vòng cung bằng tre quấn vải
đỏ buộc lắt léo như con cá, vài chiếc khánh bằng sành, giấy
tiền, giấy vàng bạc và tua vải. Xong đem trồng cây nêu trước
nhà vào tối 30. Ðể hăm dọa tà ma,
nhiều gia đình còn dùng vôi bột rắc trước cữa nhà, phía sau cây
nêu, thành hình như một bàn cờ, bên cạnh có hình cung tên bắn
ra ba phía. Dụng ý của trận đồ là tà ma sẽ bị tiêu diệt
nếu dự tính tiến vào nhà của họ. |