This website uses Unicode. If you can't read Vietnamese click here
|
|
Phong Tục Tập Quán Việt NamSau đây.Trần Dũng xin trình bày về những phương cách làm lể bái đúng phong tục Việt Nam.CÚNG
GIA TIÊN
Cúng Gia Tiên là một nghĩa vụ của con cháu tỏ lòng biết ơn và
tưởng nhớ đến Tổ tiên, Ông Bà, Cha Mẹ và những thân nhân đã mất. Cũng có người
cho rằng thờ cúng tổ tiên là một cái Ðạo. ÐẠ0 THỜ CÚNG ÔNG
BÀ. Ðạo là đạo làm ngườì trong gia đình Việt Nam, không có ý
nghĩa của tôn giáo, lấy tình cãm và gia đình làm chủ yếu, đạo
là để bày tỏ sự biết ơn và lòng thương kính bằng cách cúng
gia tiên trong ba ngày Tết Nguyên Ðán. Theo phong tục Việt Nam, việc bày bàn thờ phải theo quy tắt đã
đuợc ấn định từ xưa. Bàn thờ đuợc trang hoàng bằng hai màu
Vàng và Ðỏ. Căn cứ theo Lão Giáo giải thích vủ trụ quan thì Vàng
Ðỏ biểu tượng âm dương tiên thiên. Bài vị thì để ở chính
giữa, phía trong, trước bài vị là bát nhang, lư hương đặt trước
bát nhang và giữa hai chân đèn. Bình bông thì đặt bên tay phải,
trái cây ngủ quả bên tay trái, mâm rượu và ba chén nhỏ thì đặt
ở giữa phía trước. Bát nhang tượng trưng cho “Vô Cực”. Lư hương
tượng trưng cho “âm dương”. Lư hương và hai chân đèn gọi là
bộ “Tam Sự”. Bày bàn thờ còn biểu tượng cho ngủ hành:
Thủy (nước, rượu), Kim (lư hương, chân đèn), Mộc (Chân nhang,
đủa, bài vị), Hỏa (đèn), Thổ (Cát trong bát nhang và đồ bằng
sứ). Mâm ngủ quã là 5 thứ trái cây tùy theo từng địa phương. Ba chén rượu hoặc nước bày trên bàn thờ là tượng trưng cho
TAM TÀI (Thiên, Ðịa và Nhân). Tuy nhiên việc cúng bái tùy theo phương tiện, giàu nghèo của
mỗi gia đình, miễn sao thể hiện đuợc lòng thành, trang nghiêm và
đẹp mắt thì thôi vậy. NGHI
THỨC CÚNG GIA TIÊN
Khi cúng thì người chủ trong gia đình phải cúng trước, phải
đốt đèn (đèn cầy, đèn dầu hoặc đèn điện), thắp nhang, đánh
chuông, khấn và vái. Nhang (hương) là để mời, chuông là để
gọi tổ tiên. Khi cúng thì chấp tay đưa lên ngang trán khấn (Ngày
tháng, tên mình, tên người quá cố, lý do cúng và cầu nguyện.
v. v.). Kế tiếp là tùy theo địa vị của mỗi người trong gia đình mà
cúng. Nếu CHA MẸ cúng CON thì chỉ vái 4 vái mà thôi. Nếu CON CHÁU
cúng cho TỔ TIÊN thì phải lạy 4 lạy. Chúng ta bàn tiếp về CÚNG, KHẤN, VÁI, LẠY. CÚNG: Theo nghĩa rộng thì gia chủ bày hoa quả, tiệc rượu, chén
đủa, nhang đèn và khấn vái tỏ lòng thành với người đã mất.
Theo như nghĩa bình thường CÚNG là THẮP NHANG, KHẤN, LẠY và VÁI.
KHẤN: Là lời cầu khẩn lâm râm trong miệng khi cúng, có liên
quan đến chi tiết ngày cúng cũng như mục đích của buổi cúng
lễ hay lời cầu xin, cũng như lời hứa. VÁI: Sau khi khấn thì người ta thường vái đuợc xem như là
lời kính cẩn. Do đó, nguời ta thường dùng từ ngữ KHẤN VÁI là
vậy. Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du có câu: Vái là chấp hai bàn tay lại để trước ngực rồi đua lên
ngang đầu, hơi cúi đầu và khom lưng xuống, sau đó ngẫng lên, đưa
hai bàn tay lên xuống theo nhịp lúc cúi xuống, ngẫng lên. Tùy
từng trường hợp, vái 2, 3, 4 hay 5 lần. LẠY: Lạy là tỏ lòng thành kính bằng cả tâm hồn lẩn thể xác
đối với người trên hay người quá cố bậc trên của mình. Có
4 trường hợp lạy: 2 lạy, 3 lạy, 4 lạy và 5 lạy. Mỗi trường
hợp lạy đều có ý nghĩa khác nhau. Có hai thế lạy : Thế lạy
Ðàn Ông và Thế lạy Ðàn Bà. Số lần vái và
lạy đều mang một ý nghĩa rất đặc biệt. Nếu vái sau khi đã
lạy, người ta thường vái 3 vái. Thật ra ba vái nầy chỉ có nghĩa
là “lời chào kính cẩn” mà thôi. Nhưng nếu không lạy mà chỉ
vái thì vái có ý nghĩa đặc biệt: HAI VÁI: Trường hợp người quá cố còn
để trong quan tài tại nhà quàn, nếu người đến phúng điếu
là vai trên của người quá cố hoặc các bậc cao niên thì
chỉ vái 2 vái mà thôi. Nhưng nếu người quá cố đã được
chôn, thì người ta vái người quá cố 4 vái. BA VÁI: Nếu ta mặc âu phục, khó khăn không
thể lạy, thì ta có thể đứng nghiêm và vái 3 vái trước bàn
thờ Phật. BỐN VÁI: Khi không thể áp dụng thế lạy
để cúng người quá cố như Tổ Tiên, Thánh Thần. NĂM VÁI: Vì hoàn cảnh nơi cúng quá đông
người và không thể áp dụng thế lạy. HAI LẠY: Trường hợp
cô dâu, chú rể lạy cha mẹ. Khi chúng ta đi phúng điếu, nếu
là vai dưới của người quá cố như: em, con cháu, con em.. v. v.
thì theo nguyên lý âm dương người quá cố chưa chôn, được
coi như người sống. Do đó chỉ lạy 2 lạy. Nhưng sau khi
nguời quá cố đã chôn rồi thì phải lạy 4 lạy. BA LẠY: Ta đi lễ
Phật, ta lạy 3 lạy. Ba lạy tượng trưng cho PHẬT, PHÁP, TĂNG.
Phật là giác, tức là giác ngộ, sáng suốt. Pháp là chánh,
tức là trái ngược với tà. Tăng là tịnh, tức là sự trong
sạch, thanh tịnh không bợn nhơ. Tuy nhiên cũng tùy theo mỗi nơi,
mỗi chùa người ta lễ Phật có khi lạy 4 hay 5 lạy. BỐN LẠY: Là cúng người
quá cố như Tổ Tiên, Thánh thần. Còn tượng trưng cho Tứ Thân
Phụ Mẫu, Bốn Phương (Ðông và Nam thuộc dương, Tây và Bắc
thuộc âm) và Tứ Tượng. Nói chung 4 lạy là gồm cả cõi âm
lẫn cõi dương, hồn thì ở trên trờì và phách (vía) thì ở
dưới đất. NĂM LẠY: ngày xưa, người ta lạy Vua thì
lạy 5 lạy tượng trưng cho ngũ hành, Vua tượng trưng cho trung
cung tức là hành thổ màu vàng đứng ở giữa. Ngày nay lễ
giổ tổ Vua Hùng Vương, quí vị trong ban tế lễ thường lạy
5 lạy. |