This website uses Unicode. If you can't read Vietnamese click here
|
| Vào khoảng 6/1937, báo "Tiểu Thuyết Thứ Bảy" xuất bản tại Hà Nội đăng truyện ngắn "Hoa ti-gôn" của ký giả Thanh Châu . Theo đó câu chuyện kể lại một mối tình giữa một chàng nghệ sĩ và một thiếu nữ. Sau đó không lâu, toà soạn nhận được của một người thiếu phụ trạc 20, dáng bé nhỏ, thùy mi, nét mặt u buồn, mang đến một bì thơ dán kín gửi cho chủ bút, trong đó chỉ gọn một bài thơ "Hai sắc hoa ti-gôn", dưới ký tên T.T.Kh. Khi thiếu phụ đi rồi, tòa soạn xem thơ nhận thấy thi phẩm ghi lại cảnh tình đáng thương tâm, nhưng người ta chỉ nhớ lờ mờ hình ảnh thiếu phụ kiạ Ðó là lần đầu và cũng là lần cuối người thiếu phụ nầy xuất hiện. Câu chuyện "Hoa ti-gôn" đã khơi lại mối tình xưa mà người thiếu phụ (T.T.Kh.) đã từng yêu một người và từng trao lời gắn bó dưới dàn hoa ti-gôn. Rồi chàng ra đi; nàng ở lại và nhận một mối tình gượng ép. Nàng đã làm bài thơ để giải toả niềm tâm sự. Trong "Hai sắc hoa ti-gôn", tác giả thuật lại câu chuyện tình giữa nàng và chàng nghệ sĩ trót đã yêu nhau, song hoàn cảnh trái ngang, nàng phải gạt nước mắt nên duyên cùng người khác -- một ông chồng luống tuổi -- để rồi tan nát tâm tư mỗi khi nhớ lại những kỷ niệm êm đềm của một thời quá khứ. Sau bài thơ nầy, toà soạn Tiểu Thuyết Thứ Bẩy lại nhận được bằng đường bưu cục 3 tác phẩm khác cũng mang tên T.T.Kh. Ðó là các bài "Bài thơ thứ nhất", "Bài thơ đan áo" (riêng đăng ở Phụ nữ thời đàm) và "Bài thơ cuối cùng". Từ đó về sau, người ta không còn gặp thơ của T.T.Kh nữa và không hiểu tại sao bài "Hai sắc hoa ti-gôn" lại xuất hiện trước "Bài thơ thứ nhất". Từ lúc T.T. Kh. góp mặt vào làng thi ca tiền chiến, người ta đã tốn biết bao công phu đi tìm hiểu về T.T. Kh.. Không ai biết được tên thật cũng như quê quán của nàng. Có người cho nàng là Trần Thi Khánh, một nữ sinh phố Sinh Từ, Hà nội. Có kẻ cho cô là người yêu của ký giả Thanh Châu, hay đây chỉ là một nhân vật trong tưởng tượng của ông nhằm lâm ly hoá hay thi vi hoá một mối tình tưởng tượng. Rồi, các thi sĩ Thâm Tâm, Nguyễn Bính và J. Leiba cũng nhận T.T.Kh. là người yêu của mình ! Kể từ đó, dù cho các nhà văn tốn không biết bao giấy mực nhưng họ vẫn không biết gì hơn về nàng. Về hoa ti-gôn (tiếng Pháp là antigone) : loại hoa dây đẹp, không thơm, có hình quả tim vỡ làm mấy mảnh, màu trắng và hồng; ở miền Nam VN gọi là hoa nho vì lá giống lá nho. Tác giả mượn ý màu trắng là màu trinh bạch, ngây thơ khi nàng còn nhỏ dại, và hồng là màu mà nàng phải trải qua những sự đau khổ trong tình trường khi con tim nàng tan vỡ... Bài Thơ Thứ NhấtThuở trước hồn
tôi phơi phới quá, Ðan Áo Cho
Chồng
“Chị ơi !
Nếu chị đã yêu. TTKh Hai Sắc Hoa Ty GônMột mùa thu trước, mỗi hoàng hôn Nguời ấy thường hay ngắm lạnh lùng Người ấy thường hay vuốt tóc tôi, Thuở đó nào tôi có hiểu gì Ðâu biết lần đi một lỡ-làng, Từ đấy , thu rồi thu lại thu, Tôi vẫn đi bên cạnh cuộc đời Buồn quá hôm nay xem tiểu thuyết Tôi nhớ lời người đã bảo tôi Tôi sợ chiều thu phớt nắng mờ, Nếu biết rằng tôi đã lấy chồng TTKh Bài thơ cuối cùngAnh hỡi tháng ngày xa quá nhỉ ?Một mùa thu cũ, một lòng đau... Ba năm ví biết anh còn nhớ, Em đã câm lời, có nói đâu ! Ðã lỡ, thôi rồi ! chuyện biệt ly, Càng khơi càng thấy lụy từng khi Trách ai mang cánh "ti-gôn" ấy, Mà viết tình em, được ích gì ? Chỉ có ba người đã đọc riêng, Bài thơ "đan áo" của chồng em. Bài thơ "đan áo" nay rao bán, Cho khắp người đời thóc mách xem... Là giết đời nhau đấy, biết không ? ...Dưới dàn hoa máu tiếng mưa rung, Giận anh, em viết dòng dư lệ, Là chút dư hương : điệu cuối cùng ! Từ đây, anh hãy bán thơ anh, Còn để yên tôi với một mình, Những cánh hoa lòng, hừ ! đã ghét, Thì đem mà đổi lấy hư vinh. Ngang trái đời hoa đã úa rồi, Từng mùa gió lạnh sắc hương rơi.. Buồng nghiêm thờ thẫn hồn eo hẹp, Ði nhớ người không muốn nhớ lời ! Tôi oán hờn anh, mỗi phút giây, Tôi run sợ viết, bởi rồi đây Nếu không yên được thì tôi..chết Ðêm hỡi ! làm sao tối thế nầy ? Năm lại năm qua cứ muốn yên Mà phương ngoài gió chă?ng làm quên; Và người vỡ lỡ duyên thầm kín, Lại chính là anh ? anh của em ! Tôi biết làm sao được hỡi trời ? Giận anh, không nỡ ! Nhớ không thôi ! Mưa buồn, mưa hắt, trong lòng ướt... Sợ quá đi, anh..."có một người" !... Tiểu thuyết thứ bảy, số 217, 23/7/1938
|